Đất nước Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em sinh sống, trải dài từ địa đầu Lũng Cú đến tận cùng Đất Mũi Cà Mau; tất cả đều có chung một đặc điểm thống nhất trong sự đa dạng đậm đà bản sắc văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ nét trong phong tục tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất, trong hoạt động giao lưu cộng đồng, mà nổi bật là những giá trị quý báu trong văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống các dân tộc Việt Nam. Nét đẹp không thể phủ nhận của các giá trị văn hóa, truyền thống ca múa nhạc dân gian là đan lát, dệt thổ cẩm, thêu thùa, là các sinh hoạt lễ hội vô cùng phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày. Để làm nên những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc vô giá ấy thì vai trò người phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng.
Ngày nay, đất nước ta đang đổi mới và phát triển mọi mặt; phụ nữ các dân tộc có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều chị em là những người giỏi việc nước, đảm việc nhà, tài năng và xinh đẹp. Hơn bao giờ hết, chị em phụ nữ cần được tôn vinh, cổ vũ động viên trong hoạt động xã hội nhằm phát huy hơn nữa vai trò và khả năng cũng như thành quả lao động đạt được.
Nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó của 54 dân tộc anh em trong cả nước; giới thiệu và tôn vinh vẻ đẹp khỏe khoắn của thiếu nữ các dân tộc Việt Nam hiện đại; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với phụ nữ các dân tộc nói riêng và cộng đồng nói chung.
Khẳng định một truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước… Cũng trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Là dịp để đại diện các dân tộc trên cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi về kiến thức văn hóa xã hội. Qua cuộc thi này, công chúng và bạn bè trong, ngoài nước sẽ hiểu rõ hơn nét đẹp văn hóa, tâm hồn, tài năng của các thí sinh đại diện cho các dân tộc trên toàn quốc.
Góp phần bảo tồn và tôn vinh di sản văn hóa của từng dân tộc.
Quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, thông qua việc giới thiệu đất nước con người Việt Nam với bạn bè thế giới, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với các danh lam thắng cảnh và những vùng đất các dân tộc thiểu số, miền núi và các địa danh lịch sử Việt Nam. Vào năm 2007, Công ty CIAT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức thành công cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất” tại thành phố Đà Lạt, để lại ấn tượng tốt trong lòng người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước.
Để tiếp nối thành công của cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam Lần 1 năm 2007, được sự ủng hộ và quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và được sự đồng ý cấp phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Cuộc thi hoa hậu các Dân tộc Việt Nam Lần 2 do Uỷ Ban Dân tộc Chính phủ và Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế CIAT phối hợp tổ chức. Cuộc thi hoa hậu các Dân tộc Việt Nam Lần 2 năm 2011 là dịp tôn vinh bản sắc, giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống với tài năng, trí tuệ, sắc đẹp của Phụ nữ các Dân tộc thiểu số Việt Nam, khẳng định tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam của 54 Dân tộc anh em- Nền Văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần II năm 2011 là cơ hội để đại diện các Phụ nữ các Dân tộc cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi về kiến thức văn hóa- xã hội, kinh nghiệm trong cuộc sống, góp phần tuyên truyền và quảng bá hình ảnh Việt Nam, hình ảnh, nét đẹp văn hóa, tâm hồn phụ nữ Việt Nam đến với công chúng trong nước và quốc tế. Cuộc thi này hưởng ứng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về chăm lo phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nền văn hó Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt có ý nghĩa hơn, khi sự kiện văn hóa - sắc đẹp tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh đúng vào năm thành phố quyết định chọn thực hiện chủ đề: “Năm Thanh niên” và “Năm vì trẻ em 2011”. Các hoạt động của cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.
Đêm chung kết Lễ đăng quang được truyền hình trực tiếp toàn quốc trên Đài truyền hình Việt Nam và được phát lại trên Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh, sẽ góp phần khẳng định vị thế của TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của phía nam và cả nước; thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng trong và ngoài nước về sự kiện giao lưu Văn hóa quan trọng này tại Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Đăng nhận xét