Articles by "Chuyện thâm cung bí sử"

365 á hậu Hoàng Oanh á hậu Trương Thị May Á hậu VN Á khôi Lệ Quyên Adam Lambert Adam Levine Adele Adrian Anh Tuấn Ái Châu Ái Phương Aishwarya Rai Akira Phan Albina Koroleva Album Ảnh Alessandra Ambrosio Aljur Abrenica An Nguy An Thuyên Andrea Aybar Andrian Anh Tuấn Angela Baby Angela Phương Trinh Angelina Jolie Angelina Phạm Ảnh Ảnh cưới Ảnh đẹp Anh Đức ảnh hot ảnh hot boy ảnh hot girl Anh Khang Anh Quân Ảnh thiên nhiên Anh Thơ Anh Thư Ảnh tình yêu Ánh Tuyết Ánh Viên Anna Trương Anna Võ Anna Wintour Anne Hathaway Áo dài Ariana Grande Armin Van Buuren Audio Avril Lavigne Ăn chơi Âm nhạc Âm nhạc-all Ẩm thực B Trần Bạch Công Khanh Backstreet Boys Bae Yong Joon Bài hát Bài hát Việt Bài hát yêu thích Bành Vu Yến Bảo Anh Bảo Chung Bảo Hòa Bảo Khánh Bảo Liêm Bảo Thanh Bảo Thy Bảo Trâm Bảo Trâm Idol Bảo Uyên Bảo Yến Bằng Cường Băng Di Bằng Kiều Bằng Lăng Bật mí BB Minh Thúy BB Trần BB&BG Bé Châu Beautiful Bebe Phạm Bella Hadid Ben Affleck Beyonce Bê Trần Bí mật đêm chủ nhật Bí mật hoa hậu Bi Rain Bích Ngọc Bích Phương Biệt tài tí hon Big Bang Bill Gates Bình Minh Bình Trọng Black Pink Boy ban Boy band Bố Ơi Mình đi đâu thế Bộ sưu tập Brad Pitt Britney Spears Brooklyn Beckham Bruno Mars BTS BTV Hoài Anh BTV Ngọc Trinh Bùi Anh Tuấn Bùi Việt Hà Bức tường Bước nhảy hoàn vũ Bước Nhảy Hoàn Vũ Nhí Bước nhảy ngàn cân Ca sĩ Ca sĩ giấu mặt Candice Swanepoel Cảnh Điềm Cao Bá Hưng Cao Lâm Viên Cao Thái Sơn Cao Thùy Linh Cao Viên Viên Cao Xuân Tài Cara Delevingne Cát Phượng Cát Tường Cặp đôi hoàn hảo Cẩm Ly Cẩm Vân Câu chuyện thời trang Cậu đây rồi Cầu thủ Celine Dion Chà Mi Chan Than San Chánh Tín Channing Tatum Charlie Nguyễn Charlize Theron Chân dung Chân Huyên truyện Chân Tử Đan Châu Du Dân Châu Hải My Châu Kiệt Luân Châu Nhuận Phát Châu Tấn Châu Tinh Trì Châu Tỷ Lợi Chế Linh Chí Anh Chi Bảo Chi Pu Chí Tài Chí Thiện Chí Trung Chiến Thắng Chiều Xuân Choi Ji Woo Chris Hemsworth Chris Pine Christina Aguilera Chuẩn cơm mẹ nấu Chung Gia Hân Chung Hán Lương Chung Hân Đồng Chung Lệ Đề Chung Tử Đơn Chuyện bốn phương Chuyện của sao Chuyển giới Chuyện thâm cung bí sử Chương Tử Di Cindy Crawford Cindy Thái Tài Clara Lee Claudia Schiffer Cole Monahan Cổ Cự Cơ Cô dâu 8 tuôi Cố Hựu Minh Cổ Lực Na Trát Cổ Thiên Lạc Công Lý Công nghệ Công Phượng Công Trí Công Vinh Cristiano Ronaldo Củng Lợi Cùng nhau tỏa sáng Cuộc đua kỳ thú Cuộc sống Cuộc sống muôn màu Cuộc sống-all Cuộc thi hoa hậu Cười Cười Xuyên Việt Cường Seven D-Dragon DAMtv Danh hài Danh Tùng Daniel Craig Daniel Radcliffe David Beckham Dân tộc VN Demi Lovato Diễm Châu Diễm Hương Diễm Hương (news DV) Diễm My Diễm My 9x Diễm Sương Diễm Trang Diễn viên Diễn viên đóng chồng 'Cô dâu 8 tuổi' sang Việt Nam Diệp Bảo Ngọc Diệp Chi Diệp Hồng Đào Diệp Lâm Anh Diệu Hân Diệu Hoa Diệu Huyền Diệu Linh Diệu Ngọc Diệu Nhi Diệu Thuỳ Diya Mirza DJ DJ Hoàng Anh DJ Trang Moon Doãn Tuấn Don Nguyễn Du lịch-Khám phá Dustin Nguyễn Duy Khánh Duy Mạnh Duy Nhân Duy Phương Duy Trường Duy Uyên Duyên Anh Dương Cầm Dương Cẩm Lynh Dương Cung Như Dương Di Dương Hoàng Yến Dương Khắc Linh Dương Mạc Anh Quân Dương Mịch Dương Mỹ Linh Dương Ngọc Thái Dương Thuỳ Linh Dương Triệu Vũ Dương Trương Thiên Lý Dương Tú Anh Dương Tử Quỳnh Dương Yến Ngọc Dương Yến Nhung Đại Nghĩa Đại Nhân Đại S Đại sứ Nữ hoàng trang sức Đàm Lưu Ly Đàm Vĩnh Hưng Đan Lê Đan Nguyên Đàn ông phải thế Đan Trường Đào Bá Lộc Đạo diễn Đạo diễn Lê Hoàng Đạo diễn Quang Dũng Đăng Khôi Đặng Lệ Quân Đặng Ngọc Hân Đặng Siêu Đặng Thu Thảo Đặng Tuấn Kha Đặng Tụy Văn Địch Lệ Nhiệt Ba Điện ảnh Điện ảnh-all Điện thoại Điệp Vụ Tuyệt Mật Đinh Hương Đinh Mạnh Ninh Đinh Minh Quân Đinh Ngọc Diệp Đinh Y Nhung Đó đây đoàn kim hồng Đoàn Thành Tài Đoan Trang Đỗ Bảo Đỗ Hải Yến Đỗ Hoàng Dương Đô Long Đỗ Mạnh Cường Đỗ Mỹ Linh Đỗ Nhật Nam Đồ Rê Mí Đỗ Thanh Hải Đỗ Thị Hải Yến Đồng Ánh Quỳnh Đồng Đại Vi Đông Hùng Đổng Khiết Đông Nhi Đồng tính Đời sống Đua xe Đức Hải Đức Hùng Đức Huy Đức Phúc Đức Thịnh Đức Tiến Đức Trí Đức Tuấn Đường Hạc Đức Đường Yên Elly Trần Emma Watson Én vàng Erik EXO Fashion weeks Federer Filip Hrivnak G-Dragon gái xinh Gia Bảo Giả Tịnh Văn Giải trí Giải trí-all Giang Còi Giang Hồng Ngọc Giáng My Giáng Son Giao Linh Gigi Hadid Gil Lê Giọng ải giọng ai Giọng hát Việt Giọng hát Việt nhí Girl band Góc ảnh Góc đẹp Góc phim Góc riêng Góc thời trang Grammy Gương mặt Gương Mặt Điện Ảnh Gương mặt thân quen Gương mặt thân quen nhí Gương mặt thời trang Gương mặt thương hiệu H'hen Niê Hà Anh Hà Anh Tuấn Hà Gia Kính Hà Hồ Ha Ji Won Hà Kiều Anh Hà Kino Hà Lade Hà Linh Hà Linh Thư Hà Nhuận Đông Hà Phương Hà Tăng Hà Thu Hà Thúy Anh Hà Trần Hạ Vi Hà Việt Dũng Hạ Vy Hải Anh Hải Băng Hải Yến Idol Hamlet Trương Hán Văn Tình Hán Văn Tình Hạnh Phúc Hạnh Thúy Hari Won Harper Beckham Harry Lu Harry Styles Hậu trường Helly Tống HH Trần Thị Quỳnh Hiền Hồ Hiền Mai Hiền Thục Hiệp Gà Hiếu Hiền Hiếu Nguyễn Hình hài hước Hình nền HKT Hòa Âm Ánh Sáng Hoa hậu Hoa hậu ao làng Hoa hậu Biển hoa hậu các dân tộc Hoa hậu châu á Hoa hậu châu Á Thế giới Hoa hậu chuyển giới Hoa hậu dân tộc Hoa hậu Diệu Hân Hoa hậu Đại dương Hoa hậu hoàn vũ Hoa hậu Hoàn vũ 2013 Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc 2004 Hoa hậu liên lục địa Hoa hậu ngọc Anh Hoa hậu Ngọc Hân Hoa hậu quốc tế Hoa hậu Sắc đẹp Châu Á Hoa hậu siêu quốc gia Hoa hậu Tài năng Hoa hậu theo quốc gia Hoa hậu thế giới Hoa hậu thế giới 2013 Hoa hậu Thế giới Úc Hoa hậu Thùy Dung Hoa hậu trái đất Hoa hậu từ thiện Hoa hậu Việt Hoa hậu Việt Nam Hoa hậu Việt Nam 2006 Hoa hậu Việt Nam 2008 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu Hoa hậu xe lăn Thái Lan Hòa Hiệp Hoa hoa Việt Nam Hoa khôi Hoa khôi áo dài Họa Mi Hòa Minzy Hoài Lâm Hoài Linh Hoán đổi Hoàng Anh Hoàng Bách Hoàng Cảnh Du Hoàng Châu Hoàng Gia Ngọc Hoàng Hải (NTK) Hoàng Lê Vi Hoàng Long Hoàng Mập Hoàng My Hoàng Phúc Hoàng Quyên Hoàng Thùy Hoàng Thùy Linh Hoàng Touliver Hoàng Tôn Hoàng Xuân Vinh Hoàng Yến Hoàng Yến Chibi Hoắc Kiến Hoa Học Viện ngôi sao Hollywood Honey Lee Hong ngoc Hot boy Hot girl Hot girl Trâm Anh Hot hot Hot news Hot nhất Hot showbiz Hồ Ca Hồ Hạnh Nhi Hồ Hoài Anh Hồ Lệ Thu Hồ Ngọc Hà Hồ Quang Hiếu Hồ Quỳnh Hương Hồ Trung Dũng Hồ Văn Cường Hồ Vĩnh Anh Hồ Vĩnh Khoa Hồng Ánh Hồng Đào Hồng Đăng Hồng Kim Bảo Hồng Ngọc Hồng Nhung Hồng Quế Hồng Vân Hồng Xuân hở hang Hugh Jackman Hùng Cường Hùng Thuận Huy Khánh Huy MC Huy Nam Huy Tuấn Huyền Baby Huyền My Huyền Ny Huyền Trang Huỳnh Anh Huỳnh Anh Tuấn Huỳnh Dịch Huỳnh Đông Huỳnh Hiểu Minh Huỳnh Lập Huỳnh Thanh Phong Huỳnh Tiên Huỳnh Tông Trạch Hứa Ngụy Châu Hứa Vĩ Văn Hương Giang Idol Hương Ly Hương Thủy Hương Tràm Hương Tươi Hữu Châu Hữu Long Hữu Nghĩa Hữu Vi HyunA Isaac Jack Ma Jennifer Aniston Jennifer Garner Jennifer Lawrence Jennifer Lopez Jennifer Phạm Jessica Alba Jessica Minh Anh Jimmii Nguyễn Jimmy Q Jo In Sung John Huy Trần Johnny Depp Johnny Trí Nguyễn Jonh Huy Trần Jordan Vogt-Roberts Joseph Gordon-Levitt Joss Stone Julia Roberts Jun Phạm Jun Vũ Jung Woo Sung Justin Bieber K-POP Kaity Nguyễn Kang Sang Woo Kang Tae Oh Karlie Kloss Kasim Hoàng Vũ Kate Hudson Kate Middleton Kate Moss Kate Winslet Kathy Uyên Katie holmes Katy Perry Kaylan Morgan Kelly Bùi Kelly Clarkson Kelvin Khánh Kendall Jenner Kevin Lilliana Kha Mỹ Vân Khả Ngân Khả Như Khả Trang Khải Anh Khánh Bình Khánh Đơn Khánh Hà Khánh Hiền Khánh Linh Khánh Ly Khánh My Khánh Ngân Khánh Phương Khánh Thi Khắc Tiệp Khắc Việt Khi đàn ông mang bầu Khôi Trần Không giới hạn Khổng Tú Quỳnh Khởi My Khương Ngọc Kiều Anh Kiều Khanh Kiều Linh Kiều Minh Tuấn Kiều Ngân Kiều Oanh Kiều Thanh Kiều Trinh Kim Bum Kim Cương Kim Dung Kim Freire Kim Ha Neul Kim Hiền Kim Hyun Joong Kim Jae Joong Kim Kardashian Kim Khánh Kim Kibum Kim Lý Kim Nam Joo Kim Tae Hee Kim Thành Vũ Kim Tuyến Kim Tử Long Kim Woo Bin Kimmese Kinh Quốc Kristen Stewart Kwon Sang Woo Kỳ Duyên Kỳ Hân Kỳ Phương Uyên Kỳ quặc Kylie Jenner Kyo York La Chí Tường La Quốc Hùng La Thành Lã Thanh Huyền Lady Gaga Lại Hương Thảo Lại Thanh Hương Lại Thị Hương Thảo Lại Văn Sâm Làm đẹp Lam Khiết Anh Lam Trường Lan Hương Lan Khuê Lan Ngọc Lan Phương Lan Trinh Lâm Á Hân Lâm Chí Dĩnh Lâm Chi Khanh Lâm Chi Linh Lâm Chí Linh Lâm Gia Khang Lâm Khánh Chi Lâm Tâm Như Lâm Thanh Mỹ Lâm Thu Hằng Lâm Thùy Anh Lâm Vĩ Dạ Lâm Vinh Hải Lân Nhã Lee Byung Hun Lee Da Hae Lee Dong Wook Lee Jong Suk Lee Min Ho Lee Young Ae Leonardo DiCaprio Lê Hoàng Lê Bê La Lê Cát Trọng Lý Lê Công Tuấn Anh Lê Dương Bảo Lâm Lê Giang Lê Hà Lệ Hằng Lê Hiếu Lê Hoàng Lê Hoàng (The Men) Lê Huỳnh Thúy Ngân Lễ khai mạc Miss World 2013 Lê Khanh Lê Khánh Lê Khôi Nguyên Lê Kiên Định Lê Kiều Như Lê Minh Lê Minh Hiếu Lê Minh Sơn Lê Phương Lệ Quyên Lệ Rơi Lê Thị Dần Lệ Thu Lê Thúy Lê Tín Lê Trung Cương Lê Tuấn Anh Lê Tư Lê Uyên Lê Xuân Tiền Lê Xuân Tiến Lều Phương Anh Li Lam Liên hoan phim Venice Liên Phương Liễu Nham Life Beauty Lily Luta Lily Nguyễn Lindsay Lohan Linh Chi Linh Nga Linh Nga (DV) Linh Sơn London Fashion Week Long Nhật Lô Thị Hương Trâm Lời hay-Ý đẹp Lục Nghị Lục Tiểu Linh Đồng Lucy Liu Lương Bằng Quang Lương Bích Hữu Lương Gia Huy Lương Giang Lương Mạnh Hải Lương Thế Thành Lương Triều Vỹ Lương Viết Quang Lưu Bảo Anh Lưu Diệc Phi Lưu Đào Lưu Đức Hoa Lưu Gia Linh Lưu Hiểu Khánh Lưu Huỳnh Lưu Hương Giang Lưu Khải Uy Lưu Thị Diễm Hương Lưu Thi Thi Lưu Thiên Hương Lý Anh Tuấn Lý Băng Băng Lý Gia Hân Lý Giám Tiền Lý Hải Lý Hoàng Nam Lý Hùng Lý Hương Lý Liên Kiệt Lý Minh Thuận Lý Nhã Kỳ Lý Quốc Tường Lý Quý Khánh Lý Thanh Thảo Lý Thần Lý Thu Thảo Lý Tiểu Long Lý Tiểu Lộ Lý Vũ Xuân Mã Đức Chung Mạc Anh Thư Mạc Can Mạc Hồng Quân Mạc Trung Kiên Mạc Văn Úy Madison Beer Madonna Maggie Q Mai Hồ Mai Khôi Mai Ngọc Mai Ngô Mai Phương Mai Phương Thuý Mai Phương Thúy Mai Quốc Việt Mai Tài Phến Mai Thu Huyền Man of The World Mạnh Hiệp Mạnh Quỳnh Mạnh Trường Manhunt International Marc Anthony Mariah Carey Marian Rivera Marilyn Monroe Mario Maurer Master chef Matt Damon Maya Mayweather Mật Tần truyện Mâu Thủy MC MC Anh Tuấn MC Hồng Phúc MC Hồng Phượng MC Kỳ Duyên MC Minh Hà MC Mỹ Linh Megan Fox Mẹo hay Mễ Tuyết Mi-A Michael Jackson Michael Learns To Rock Midu Miêu Kiều Vỹ Miley Cyrus Minh Anh Minh Béo Minh Châu Minh Hà Minh Hạnh Minh Hằng Minh Hằng (NSUT) Minh Hương Minh Khang Minh Luân Minh Nhí Minh Quân Minh Thuận Minh Thư Minh Triệu Minh Trung Minh Tú Minh Tuyết Minh Vương Minh Vượng Miranda Kerr Miss Miss Earth Miss Global Miss Grand International Miss Supranational Miss Teen Miss universe Miss World Mister Global Miu Lê MLee Model Mộng Vân Mới nhất Mr Mr Gay Mr International Mr Viet nam Mr World Mrs world Mỹ Dung Mỹ Duyên Mỹ Hạnh Mỹ Lệ Mỹ Linh Mỹ Tâm Mỹ Uyên (NSUT) Nam Cường Nam Em Nam Thư Nam Trung Nam vương Nam vương Đại sứ Hoàn vũ Nam vương quốc tế Naomi Campbell Nathan Lee Nên xem Ngân Anh Ngân Khánh Nghê Ni Ngọc Anh Ngọc Ánh Ngọc Anh 3A Ngọc Anh mua giải Ngọc Diễm Ngọc Duyên Ngọc Giàu Ngọc Huyền Ngọc Khánh Ngọc Khuê Ngọc Lan Ngọc Lễ Ngọc Liên Ngọc Linh Ngọc Oanh Ngọc Phạm Ngọc Quyên Ngọc Sơn Ngọc Thanh Tâm Ngọc Thảo Ngọc Thúy Ngọc Tình Ngọc Trinh Ngọc Trinh phát ngôn gây sốc Ngô Diệc Phàm Ngô Kiến Huy Ngô Kinh Ngô Kỳ Long Ngô Mỹ Uyên Ngô Phương Lan Ngô Quang Hải Ngô Thanh Vân Ngô Trà My Ngôi sao Ngôi sao thiết kế Việt Nam Ngôi sao Việt Ngôn Thừa Húc Nguyễn Ánh 9 Nguyễn Cao Kỳ Duyên Nguyễn Cường Nguyễn Đình Thanh Tâm Nguyễn Đức Cường Nguyễn Hải Phong Nguyễn Hoàng Nguyễn Hồng Ân Nguyễn Hồng Thuận Nguyễn Hưng Nguyên Khang Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Oanh Nguyễn Phi Hùng Nguyễn Phúc Cường Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Thành Nguyễn Văn Chung Nguyễn Văn Sơn Nguyên Vũ Người Bí Ẩn Người dẫn chương trình 2013 Người đẹp Người đẹp Quốc tế Người đẹp Việt Người giấu mặt Người mẫu người mẫu ảnh Người mẫu nam người mẫu nữ Người nổi tiếng Nhà đẹp Nhã Phương Nhà thiết kế Nhã Thy Nhã Trúc Nhạc Âu-Mỹ Nhạc Châu Á Nhạc ngoại Nhạc Quốc tế Nhạc sĩ Nhạc Việt Nhan Phúc Vinh Nhan sắc toàn cầu Nhân tố bí ẩn Nhân vật Nhật Hào Nhật Kim Anh Nhật Thu Nhật Thủy Nhật Tinh Anh Như Quỳnh Như Quỳnh (NSND) Những câu nói hay nicaragua Nick Jonas Nicole Scherzinger Ninh Dương Lan Ngọc Nong Poy Noo Phước Thịnh Nozomi Sasaki Nổi bật nhất NSND Thu Hiền NSUT Hoàng Hải NSUT Hồng Liên NSUT Thu Hà Nữ hoàng du lịch Quốc tế Nữ hoàng nội ý Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2013 Nữ sinh Nước ngoài Oanh Yến Olivia Palermo One Direction Only C OPlus Orlando Bloom Oscar Ô tô-Xe máy Ốc Thanh Vân Ôn Bích Hà Ông Cao Thắng Ơn giời Ơn giời Cậu đây rồi Pacquiao Paris Fashion Week Paris FSW Park Han Byul Park Min Young Park Shin Hye Park Soo Jin Pax Thiên Pha Lê Phái mạnh Việt Phạm Anh Khoa Phạm Băng Băng Phạm Hồng Hải Phạm Hồng Phước Phạm Hương Phạm Quỳnh Anh Phạm Thành Phạm Thanh Thảo Phạm Thành Vũ Phạm Thị Hương Phạm Thị Ngọc Thạch Phạm Thu Hà Phạm Toàn Thắng Phạm Trưởng Phan Anh Phan Đăng Di Phan Đinh Tùng Phan Hiển Phan Hoàng Minh Thư Phan Linh Phan Nginh Tử Phan Ngọc Luân Phan Như Thảo Phan Thanh Bình Phan Thị Mơ Phi Nhung Phi Thanh Vân Phim Âu Mỹ Phim chiếu rạp Phim hay Phim Hoa ngữ Phim mới Phim truyền hình Phim Việt Nam Phó Nghệ Vĩ Phong cách Phong cách sống Photo Photo-Video-Audio Phụ kiện Phú Quang Phùng Ngọc Phùng Thiệu Phong Phước Sang Phương Dung Phương Khánh Phương Linh Phương Mai Phương Mỹ Chi Phương Nga Phương Thanh Phương Thảo Phương Trinh Jolie Phương Uyên Phượng Vũ Phương Vy Pia Alonzo Priyanka Chopra Project Runway Psy Quách An An Quách Ngọc Ngoan Quách Phú Thành Quách Thành Danh Quách Tuấn Du Quan Chi Lâm Quan Hiểu Đồng Quang Anh Quang Dũng Quang Đại Quang Đăng Quang Hà Quang Hào Quang Hòa Quang Hùng Quang Huy Quang Lê Quang Linh Quang Minh Quang Tèo Quang Thịnh Quang Tuấn Quang Vinh Quần vợt Quế Vân Quốc Cơ Quốc Cường Quốc Đại Quốc Nghiệp Quốc Thái Quốc Thiên Quốc Trung Quý Bình Quý ông đại chiến Quyền Linh Quỳnh Anh Shyn Quỳnh Châu Quỳnh Chi Quỳnh Hương MC Quỳnh Mai Quỳnh Nga Quỳnh Paris Quỳnh Thi Quỳnh Thư Quỳnh Thy Rakhima Ganieva Rapper Relax Ricky Martin Rihanna Rita Ora Riyo Mori Rolene Strauss S.T (365) Sách hay Sao Sao đẹp sao hot Sao mai Sao mai - Điểm hẹn Sao ngoại Sao nhí Sao Việt Sao-all Saskia de Brauw Sân khấu Scandal Scandal hoa hậu Scarlett Johansson Scorpions SEA Games Selena Gomez sexy Shakira Show Truyền Hình Showbiz Sĩ Thanh Siêu mẫu Siêu mẫu Việt Nam siêu xe Simon Cowell Sing My Song Siu Black Slim V SNSD So Ji Sub So you think you can dance Solo cùng Bolero Song Hye Kyo Song Joong Ki Song Seung Hun Sóng trẻ Sóng trẻ-all Soobin Hoàng Sơn Sống đẹp Sơn Ngọc Minh Sơn Ngọc Minh suýt "bể đầu" khi tỏ tình cùng Hari Won Sơn Tùng MT-P Sơn Tuyền Sport Star Subeo Suboi Super Junior Sushmita Sen Suzy Sức khỏe Sỹ Thanh T.O.P Tạ Đình Phong Tạ Hiền Tạ Quang Hùng Tạ Quang Thắng Tài liệu Tam Triều Dâng Tammy Thái Taylor Swift Tăng Nhật Tuệ Tăng Thanh hà Tâm sự Tâm sự-all Tâm Tít Tấn Beo Tân Nhàn Tần Thủy Hoàng Template đẹp cho blogger Thách thức danh hài Thái Châu Thái Hà Thái Hòa Thái Thiếu Phân Thái Thùy Linh Thái Trinh Thái Y Lâm Thang Duy Thanh Bạch Thanh Bình Thanh Bùi Thanh Duy Thành Đạt Thành Được Thanh Hà Thanh Hằng Thanh Hoa Thanh Hương Thanh Lam Thành Long Thành Lộc Thanh Mai Thanh Mỹ Thanh Ngọc Thanh Thanh Hiền Thanh Thảo Thanh Thảo Hugo Thanh Thảo Next Top Thanh Thúy Thanh Trúc Thành Trung Thanh Tú Thanh Tùng Thanh Tuyền Thanh Vân Hugo Thanh Vy Thảo Nhi Thảo Trang Thảo Vân Thẩm Thúy Hằng Thân Thúy Hà Thần Tượng Âm Nhạc Thần tượng Bolero The Boy Kid The Face The Men The Remix The Voice The Voice Kid Theo dòng sự kiện Thế giới Thế giới đẹp Thế giới sao Thế giới thời trang Thể thao Thiên Khôi Thiên Nga Thiện Nhân Thiên nhiên Thiều Bảo Trang Thoại Mỹ Thông tin Hoa hậu Thông tin người mẫu Thơ vui Thời trang Thời trang công sở Thời trang dạ tiệc Thời trang dạo phố Thời trang trung niên Thời trang-all Thu Phương Thu Hằng Thu Hiền Thu Hoài Thu Minh Thu Ngân Thu Phương Thu Phượng Thu Quỳnh Thủ thách cùng bước nhảy Thủ Thuật Thu Thuỷ Thu Thủy Thu Trang Thu Vũ Thuận Nguyễn Thùy Chi Thúy Diễm Thuỳ Dung Thùy Dung Thùy Dương Thúy Hạnh Thúy Hằng Thúy Hằng (DV) Thuỷ Hương Thủy Hương Thùy Lâm Thụy Mười Thúy Nga Thúy Nga Paris Thuý Ngân Thúy Ngân Thủy Nguyễn Thủy Tiên Thủy Top Thùy Trang Thúy Uyên Thúy Vân Thụy Vân Thúy Vinh Thúy Vy Thư Dung Thư giãn Thư Kỳ Thử thách cùng bước nhảy Thương hiệu Thương hiệu nổi tiếng Thương Tín Tiên Cookie Tiến Dũng Tiến Đạt Tiến Đoàn Tiến Luật Tiên Tiên Tiếng Anh Tiết Cương Tiêu Ân Tuấn Tiêu Châu Như Quỳnh Tiêu điểm Tiểu S Tiểu Vy Tim tin h Tin hot Tin thời trang tin tức Tình yêu Tinna Tình Tóc Tiên Tom Cruise Tom Hiddleston Top 50 MMM Tô Hữu Bằng Tố Ny Tôi là diễn viên Tôi là người chiến thắng Tôn Lệ Trà Giang Trà Giang (NSND) Trà My Idol Trà Ngọc Hằng Trái đất trai đẹp Trang Khiếu Trang Lạ Trang Nhung Trang Pháp Trang Trần Trần Anh Hùng Trần Bảo Sơn Trần Chí Bằng Trần Hạo Dân Trần Hiểu Trần Hiểu Húc Trần Kiều Ân Trần Lập Trần Lực Trần Ly Ly Trần Nghiên Hy Trần Quán Hy Trấn Thành Trần Thanh Long Trần Thị Hương Giang Trần Thị Thùy Dung Triệu Lệ Dĩnh Triệu Thị Hà Triệu Văn Trác Triệu Vy Trịnh Công Sơn Trịnh Gia Dĩnh Trịnh Khải Hoá Trịnh Kim Chi Trịnh Sảng Trịnh Thăng Bình Trịnh Y Kiện Trọng Hiếu Trọng Nghĩa Trong nước Trọng Tấn Trúc Diễm Trúc Nhân Trung Dũng Trung Hiếu Trung Quân Truyện cười Truyện hay Truyền Hình Truyện thâm cung Trương Bá Chi Trương Đình Trường Giang Trương Hinh Dư Trương Khả Di Trương Mạn Ngọc Trương Minh Cường Trương Minh Quốc Thái Trương Nam Thành Trương Nghệ Mưu Trương Ngọc Ánh Trương Ngọc Tình Trương Nhi Trương Quân Ninh Trương Quốc Lập Trương Quốc Vinh Trương Quỳnh Anh Trương Thanh Long Trương Thế Vinh Trương Thị May Trương Thị Mây Trương Thiết Lâm Trương Thiều Hàm Trương Trí Lâm Trương Tùng Lan Trương Tử Lâm Trương Vệ Kiện Trường Vũ Trương Vũ Kỳ Tú Anh Tú Dưa Tú Sương Tú Vi Tuấn Hưng Tuấn Anh Tuấn Hưng Tuấn Ngọc Tuấn Tú Tùng Dương Tùng Lâm Tuyển sinh Tuyệt đỉnh song ca nhí Tuyệt Đỉnh Tranh Tài Tuyết Lan Từ Hy Viên Tư liệu Tự Long Từ Nhược Tuyên Tường Vi Twice Tyra Banks Uông Minh Thuyên Uyên Linh Uyên Thảo Ứng dụng Ưng Hoàng Phúc Ứng zao V-POP Valentine Văn Anh Văn Mai Hương Văn thơ cuộc sống Vân Anh Vận động viên Vân Quang Long Vân Quỳnh Vân Sơn Vân Trang Vicky Nhung Victor Vũ Victoria Beckham Victoria Phương Nguyễn Victoria secret fashion show Video Vietnam Vietnam Idol Vietnam Idol Kid Vietnam's got talent Vietnam's Next top model Vietnam's Next Top Model 2013 Viên Vịnh Nghi Việt Anh Việt Hoàn Việt Hương Việt Nam Việt Trinh Vinh Sử Vĩnh Thụy Vĩnh Thuyên Kim Võ Cảnh Võ Hạ Trâm Võ Hoàng Yến Võ Thiện Thanh Vũ Ngọc Đãng Vũ Cát Tường Vũ công Vũ Duy Khánh Vũ điệu đam mê Vũ Hà Vũ Hạnh Nguyên Vũ Hoàng Điệp Vũ Hoàng Việt Vũ Khắc Tiệp Vũ Linh Vũ Mạnh Hiệp Vũ Ngọc Anh Vũ Ngọc Đãng Vũ Thảo My Vũ Thu Hà Vũ Thu Phương Vũ trụ Vũ Tuấn Việt Vu Văn Hà Vua đầu bếp Vua đầu bếp nhí Vui cười Vương Diễm Vương Phi Vượng Râu Vương Thu Phương Vương Tổ Hiền Vy Oanh Whitney Houston Will 365 Will Smith Won Bin Wonder Girls World Cup Xã hội Xã hội-all Xa Thị Mạn xì- tin Xu hướng Xuân Bắc Xuân Hinh Xuân Lan Xuân Mai Xuân Nghi Xuân Nhản Ý Lan Y Moan Ý nghĩa cuộc sống Y Phụng Yanbi Yaya Trương Nhi Yến Lê Yến Nhi Yên Phạm Yến Trang Yến Vy Yumi Dương Yvonne Thúy Hoàng Zac Efron Zayn Malik
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện thâm cung bí sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.


ảnh minh họa


Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực", nhằm phù hợp với quan niệm chính thống "Lưu chống Tào".

Theo ông Uông, trên thực tế, cái chết của Trương Phi do bị ám sát, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân Phi là "bạo mà vô ơn", thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.

Nhằm giúp cho Lưu Thiện được thuận lợi đăng cơ, bảo vệ thiên hạ của Lưu gia, Lưu Bị đã quyết định "qua cầu rút ván", thanh trừng các "anh em" khác họ là Quan Vũ, Trương Phi.

Lưu Bị đã âm mưu loại trừ Quan Vũ, liệu có khả năng sẽ bỏ qua Trương Phi?

Sau khi cục diện "Tam Quốc đỉnh lập" được định hình, giữa Lưu Bị và Quan Vũ đã phát sinh phân cực về chính kiến.

Lưu Bị muốn làm Hoàng đế Trung Hưng, trong khi Quan Công chủ trương khôi phục triều Đông Hán.

Lục đục nội bộ khiến thế lực Thục Hán mất đi ưu thế "nhân hòa", vốn được duy trì khá tốt trong giai đoạn trước đại chiến Xích Bích.

So với Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi không có lập trường chính trị rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt cường hào như Quan Vũ.

Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình", cho rằng đại trượng phu thì nên ra giúp nước.

Thực tế, Trương Phi trung thành "với tất cả tông thân Hán triều", bao gồm Lưu Bị.

Khi Bị "từ chối" xưng Hán Trung Vương, Phi cũng khuyên - "Kẻ khác họ đều mong xưng đế, huống gì đại ca là chính tông của Hán triều.

Đừng nói làm Hán Trung Vương, cho dù làm Hoàng đế cũng có gì không phải!"

Có thực Lưu - Quan - Trương "cộng hưởng" thiên hạ?

Tuy nhiên, học giả Uông Hoành Hoa đánh giá con người Trương Phi "quá mức đơn giản". Ông lầm tưởng rằng con cháu của mình cũng cam tâm ở "chiếu dưới", vĩnh viễn trung thành với gia tộc họ Lưu.

Ông cũng lầm tưởng rằng "anh cả" Lưu bị sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là "huynh đệ khác họ".

Trên thực tế, mô hình huynh đệ kết nghĩa "đồng sinh cộng tử" như La Quán Trung xây dựng chỉ phù hợp với thời đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ, không hợp với thời Hoàng đế chuyên quyền nắm thiên hạ.

"Đào viên kết nghĩa" chỉ có trong tiểu thuyết, liệu Lưu Bị có bằng lòng "chia 3" thiên hạ với Quan, Trương?.




Nếu Lưu - Quan - Trương đã "cùng nhau" dựng nên triều đình Thục Hán, thì hậu duệ của bọn họ về lý thuyết phải cùng hưởng quyền kế thừa Hoàng vị, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "lập trưởng không lập ấu, lập hiền không lập ngu".

Nhưng về sau này, Quan Hưng và Trương Bào lại quay sang đấu đá nhau, cho thấy thế hệ sau hoàn toàn không "mù quáng" đi theo sự sắp đặt của mối quan hệ huynh đệ từ đời trước, mà dựa vào sức mạnh để giải quyết.

Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.

Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.

Vốn đã có sẵn ý đồ thoát khỏi mô hình "chính trị huynh đệ", Lưu Bị đã ngấm ngầm mượn tay Đông Ngô triệt hạ Quan Vũ, rồi dùng danh nghĩa "tầm thù" để hóa giải lời thề "đồng sinh cộng tử".

Như vậy, minh ước kết nghĩa tự nhiên được giải trừ, mà Bị lại đường hoàng thâu tóm triều đình Thục Hán.

Giống như tổ tiên của mình là Hán Cao Tổ Lưu Bang, Lưu Bị cũng phải "tận diệt" những mối đe dọa đối với bản thân, rồi mới tính chuyện công phạt Đông Ngô.

Lưu Bị là cao thủ dùng người. Ban đầu, Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để "cất cánh". Đến khi đại công sắp thành, lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.

Người được Lưu Bị "chọn mặt gửi vàng" không ai khác ngoài quân sư Gia Cát Lượng.

Đòn hiểm của Khổng Minh

Gia Cát Lượng cũng không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường "tâm lý chiến" của mình, ông đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những "viên đạn bọc đường".

Khổng Minh hiểu rõ, muốn giúp một người thành công thì chỉ cần phát huy sở trường của họ. Ông cho Quan Vũ "cơ hội" chặn Tào Tháo ở đường Hoa Dung, mục đích để Quan Công thả Tào Tháo, được tiếng "nhân nghĩa thiên hạ".

Trương Phi tự xưng "tửu thần", nhưng không ngờ đó là điều nằm trong toan tính của Lưu Bị và Khổng Minh.


Với Trương Phi, Khổng Minh cho ông lĩnh quân mai phục, diễn màn "tiếng thét trên cầu Đương Dương đẩy lui trăm vạn Tào binh", chính là giúp Phi khoe được cái "dũng" của mình.

Đến khi Khổng Minh muốn "diệt" Quan Vũ, Trương Phi, ông chỉ cần "thổi phồng" cái Tôi của 2 vị danh tướng này lên.

Khi Quan Vân Trường nhận được địa vị "ngũ hổ thượng tướng đệ nhất dũng" mà Lượng phong tặng đã nói - "Kẻ hiểu ta chính là Khổng Minh".

Nhưng Quan Công không ngờ được đó chính là "độc dược" mà Gia Cát Lượng gieo vào đầu ông, mà tưởng rằng bản thân đích thực là uy chấn thiên hạ rồi.

Trương Phi nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng, cũng tưởng rằng bản thân là "trí thần - tửu thần" vô địch thiên hạ, đánh đâu thắng đó.

Thực chất, cả Quan Vũ và Trương Phi đều đã vui vẻ bước vào "con đường diệt vong" mà Khổng Minh bày sẵn rồi.

Trương Phi chết vì chính thói "ham rượu"

Trong cả quá trình mưu hại Trương Phi, Lưu Bị không phải là kẻ đứng nhìn, mà còn tham gia "sâu" hơn vụ thanh trừng Quan Vân Trường.

Bề ngoài, Bị tỏ ra không tán thành Khổng Minh tặng rượu cho Trương Phi "để tránh Phi ham rượu mà để lỡ đại sự", nhưng không ngăn Gia Cát Lượng mà chỉ phái Ngụy Diên "trợ lực Trương Phi".

Lưu Bị xưng đế 3 năm không hề nhắc đến chuyện báo thù cho Quan Vũ, khiến Trương Phi "mất phương hướng", rồi đến một ngày đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô.

Trong 3 năm đó, Trương Phi đã sớm trở thành "sâu rượu", ý chí tiêu tán, đâu còn là đại tướng lẫy lừng của Thục Hán.

Việc Lưu Bị "nuôi" Trương Phi thành một kẻ nát rượu rồi ra lệnh "cấm rượu" trước ngày phạt Ngô được các học giả hiện đại đánh giá là một "đòn độc" rất cao tay.

Trương Phi là người "ưa mềm không ưa cứng", lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, mà Trương Phi càng ham rượu thì càng lộ rõ tính bạo ngược.

Theo nhiều học giả Trung Quốc, việc Trương Phi bị ám sát trong quân chỉ là màn cuối trong vở kịch mà Lưu Bị và Khổng Minh đã dựng sẵn, khiến Trương Phi "vì ngu dốt mà tự hại mình".

Còn Lưu Bị khi nghe tin thì "òa khóc", có lẽ là khóc vì quá vui mừng.

Ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…


Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…

“Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm. Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54
Tranh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.


Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm sau thì làm tới chức thừa tướng nước Thục, 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn. Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.

Con trai Lưu Bị là Lưu Thiện nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiện lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiện sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”. Người đời sau vẫn gọi Gia Cát Lượng là “Gia Cát Vũ hầu” cũng là từ tước hàm này mà có.

Sách chép, trước khi chết, Gia Cát Lượng biết rằng sau khi mình nằm xuống, quân Thục không thể là đối thủ của quân đội Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý. Vì vậy, mặc dù trong tình trạng bệnh tình nguy kịch vẫn cố gắng họp mặt các tướng lĩnh dưới quyền để bố trí thật chu đáo cho việc rút quân. Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.

Tư Mã Ý biết chuyện quân Thục đang rút chạy, lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.

Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.

Vì sao một người thông minh như Tư Mã Ý lại không dám truy đuổi quân Thục? Nguyên nhân là vì, trước khi chết, dự liệu rằng khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý tất sẽ đuổi theo vì vậy Gia Cát Lượng đã cho người đẽo một bức tượng của mình rồi đặt lên xe. Đến khi quân của Tư Mã Ý đuổi theo đến gần thì đẩy xe có bức tượng của mình lên phía trước. Tư Mã Ý vốn nghe phong thanh Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết, vì thế quân Thục mới rút quân.

Nay khi đuổi sát tới nơi lại thấy Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên ngồi trước xe ra trước ba quân thì sợ rằng cả cái chết lẫn việc rút quân chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng nên không dám manh động. Tư Mã Ý quá thông minh do vậy cũng quá sức thận trọng vì thế đánh mất cơ hội tiêu diệt quân Thục. Người đời sau gọi sự kiện này là “Xác giả” Gia Cát Lượng đánh lui Tư Mã Ý.

Quái chiêu “điểm huyệt” định phong thủy

Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vì vậy, Gia Cát Lượng đương nhiên rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân.


Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim.


Núi Định Quân nay nằm ở phía Nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân. Một truyền thuyết khác nói rằng, khi Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt đã dùng ngọn núi này làm nơi tập Bát trận độ, luyện tập binh lính nên mới có tên là núi Định Quân.

Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục? Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Một thuyết khác lai nói rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.

Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.

Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.

Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.

Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.

Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.

Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém.

Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.

Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tắc.

Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.

Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.

Ngôi mộ này được coi là ngôi thật của Gia Cát Lượng chỉ mới bắt đầu từ năm 1799, do Đô đốc tỉnh Thiểm Tây là Tùng Quân khẳng định dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân địa phương thời đó. Vì vậy, có thể nói rằng cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu.

Khải Định là vị vua đời thứ 12 của vương triều Nguyễn. Có rất nhiều lời đồn đại về chuyện ông mắc căn bệnh bất lực, không thích gần đàn bà mà chỉ thích đàn ông, khiến chốn hậu cung biết bao tiếng thở dài buồn bã.


Vị vua 10 năm không biết mùi phòng the?

Vua Khải Định sinh ngày 8/10/1885, là vị vua đời thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn. Ông tên Nguyễn Phúc Tuấn (còn gọi là Nguyễn Phúc Bửu Đảo), con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục.

Nǎm 1906, ông được phong tước Công nên người đương thời gọi ông là Phụng Hóa Công. Cũng như bao người khác, khi đến tuổi lập gia thất, Bửu Đảo lấy vợ và người con gái được lựa chọn xuất thân trong gia đình quyền thế, như vậy mới tương xứng với địa vị của một ông hoàng, đó là tiểu thư họ Trương, con Trương Như Cương, quan đại thần có quyền thế và giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.

Cuộc hôn nhân này không mấy hạnh phúc vì Bửu Đảo chỉ ham đánh bạc mà lạnh lùng chăn gối nơi buồng the vì thế không lâu, sau bà phủ thiếp họ Trương quyết định dứt áo ra đi, xuất gia tu hành tại một ngôi chùa ở độn Sầm, làng Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ (cách kinh thành Huế chừng 3km về phía Nam), lấy pháp hiệu là Đạm Thanh, biệt hiệu là Tuyết Nhan.

Bị vợ bỏ, ông hoàng Bửu Đảo phải dựa vào sự chăm sóc của những người hầu trong phủ. Có một người hầu gái trẻ trung, xinh đẹp là Hoàng Thị Cúc đã mang thai và nhất quyết cái thai đó là giọt máu của ông hoàng Bửu Đảo, cho dù thân mẫu của ngài dùng mọi cách để tìm ra sự thực ai là “tác giả” của nó.

Khi cô Cúc sinh một người con trai bụ bẫm, kháu khỉnh, Bửu Đảo công nhận đó là con của mình, mặc cho những lời đồn đại xì xào ở khắp trong triều ngoài xứ. Ông đặt tên con là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy; đây cũng là người con duy nhất của Bửu Đảo, kể cả khi ông lên ngôi vua lấy niên hiệu là Khải Định và có thêm nhiều bà vợ khác.


12 bà vợ của Vua Khải Định phải sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo. Trong các thú vui của ông hoàng này không hề có tình dục. Suốt 10 năm làm vua, Khải Định không ăn nằm với bà vợ nào. Ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm, vua ôm ông Vọng mà ngủ. Và cũng nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng được thăng chức nhanh lên Ngũ đẳng Thị vệ.

Với những người vợ còn lại, có lẽ muốn bù đắp cho họ sự thiếu hụt về tình cảm vợ chồng, sự ái ân nồng thắm mà mình không mang lại được nên Khải Định bù đắp bằng việc gia ân tước hiệu cho các bà.

Tháng 2 năm Đinh Tị (1917), Khải Định ban dụ tấn phong cho các phi tần theo thứ bậc khác nhau, trong đó có đoạn viết: “Từ ngày xưa, các bậc đế vương không ai là không chăm lo vun vén nơi căn bản trước tiên. Trẫm từ khi chưa lên ngôi đã được Lưỡng cung giáng chỉ dụ khuyên nên sớm quyết định việc này cho được yên bề, ngờ đâu vì nội chính rối ren nên đàn cầm chưa ngân thành điệu.

Từ ngày tức chính tới nay vẫn tâm niệm làm tròn chữ hiếu nên luôn nghĩ trước lo chấn chỉnh phong hóa tôn xã, rồi sau mới đến chuyện trong cung. Vì nghĩ rằng thứ bậc cung phi đảm đương trợ giúp cho vương hóa, nếu không là người am tường thì khó lái huy xa (loại xe dùng cho hoàng phi). Vì thế, ngôi chính nội đình vẫn còn để trống, là có ý đợi người vậy.

Nhưng xét thấy mấy người thiếp từ khi trẫm còn chưa lên ngôi vẫn hầu phụng trẫm đã nhiều năm, đáng nên thương đến mà vinh danh. Trong đó, có Hoàng Thị Cúc, nguyên là người được từ chỉ của hoàng thái phi tuyển vào hầu hạ ở dinh hoàng tử, rất được lòng bề trên, lại sớm ứng điềm mộng lành mà sinh con trai, truyền tấn phong làm Tam giai Huệ tần, Trần Đăng Thị Thông làm Thất giai Qúy nhân, Ngô Thị Trang làm Cửu giai Tài nhân, đều được hưởng ân sủng”.

Riêng với bà Hồ Thị Chỉ, là người vợ được vua Khải Định coi trọng nhất, vị trí đứng đầu nội cung đã được phong cho bà. Tháng 8 năm Đinh Tị (1917) vua phong bà làm Nhất giai Ân phi. Bài dụ phong có viết: “Nay xét ngôi phi nắm giữ việc nội chính, từ lâu vẫn còn để khuyết, chưa tìm được người thì biết trao ai?

Vị trí này để trống là để đợi tìm được người hiền biết làm vui lòng bề trên, đồng thời chu toàn tứ đức, tránh cho trẫm khỏi phải áy náy mà để tâm vào việc nội trị bên trong, thì sẽ tấn phong cho cấp bậc cao quý. Nay kính nhận được từ dụ của Lưỡng cung nói rằng, nhà vua đã vất vả vào việc cơ vụ thì nội chính không thể thiếu người phụ tá để trông nom, sai khiến nội thuộc, nên chọn một người cung phi thay mặt trông nom hầu hạ già này, đỡ cho nhà vua khỏi phải bận tâm lo nghĩ".

Vì bất lực?

Cũng Theo sách "Chuyện các bà trong cung Nguyễn" của Nguyễn Đắc Xuân có viết rằng, Đệ nhất Gia phi họ Trương là ái nữ quan đại thần Trương Như Cương, được cưới làm phủ thiếp khi vua Khải Định còn là Phụng Hoá Công ở Tiềm đế (sau xây thành cung An Định).

Lúc đó, ”ngài” Phụng Hoá Công còn hàm vĩ nhưng lại ham chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Cứ mỗi lần thua bạc là một lần bắt bà vợ họ Trương về xin tiền cha mẹ để “ngài” gỡ… Vì thương con gái, ông bà Trương Như phải bấm bụng chiều theo, thoả mãn mọi yêu sách của chàng rể vương tôn. Thấy thế, Phụng Hoá Công đinh ninh của cải nhà nhạc gia là vô tận nên càng cờ bạc ăn chơi đã đời…Thế nên, nhiều lần, bà phủ thiếp Phụng Hoá Công đã bị cha mẹ quở trách nặng nề…

Một hôm, vào khoảng năm 1915, Phụng Hoá Công nảy ý định mở một chén bạc lớn để thử thời vận. Khi thấy Công hô lớn, nhưng trên chiếu đã sạch tiền, các con bạc chận tay Công lại, đòi phải trưng đủ tiền chung mới được mở chén.

Thâm tâm Công đã muốn mở liều, không ngờ bị lật tẩy… Một phần vì muốn ăn to, phần vì sợ mất mặt, Phụng Hoá Công liền bảo vợ về nhà xin tiền… Bà phủ thiếp họ Trương đau đớn vì thấy đức ông chồng đã bất lực, mà chẳng còn biết liêm sỉ, bà dùng dằng không muốn đi… Phụng Hóa Công nổi nóng la lối om sòm, doạ sẽ có thái độ với bà. Cuối cùng, bà đã đi và đó cũng là lần cuối cùng bà về nhà xin tiền cha mẹ cho chồng cờ bạc…

Ngán ngẩm sự đời, bà họ Trương quyết định dứt áo ra đi, giã từ cuộc đời làm phù thiếp.


Cảnh phi tần bị bỏ rơi, ruồng rẫy ở triều đại nào cũng có, nhưng giống như cuộc sống muôn vàn màu sắc, các phi tần cũng mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Riêng phi tần của vua Khải Định đều có nỗi đau khổ chung, không phải vì kém nhan sắc, vì phải tranh giành nhau để được nhận sủng ái hay vì vua có quá nhiều mỹ nữ nên không để ý tới mình, mà bởi vì Khải Định chỉ ưa… đàn ông mà thôi .

Chưa kể, vào ngày lễ hội tổ chức những buổi vũ múa do cung tần mỹ nữ đảm trách, vua Khải Định nhìn những màn vũ một cách buồn chán. Có lúc ông còn bảo quan hãy dẹp những màn vũ ấy và thay thế vào những màn vũ công nam. Vua Khải Định lấy làm thích thú, còn ra lệnh những vũ công nam cần phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt…

Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó. Thế nhưng, các quan đại thần vẫn muốn “tiến” cung con gái để được làm ông nhạc (bố vợ) của vua, mong hưởng nhiều quyền lợi. Vào những lúc đó, vì khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: “Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn vào tu thì cứ vào!”.

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà là không thích gần đàn bà. Trong cuốn "Chuyện nội cung các vua Nguyễn", ông Nguyễn Đắc Xuân viết: “… Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà”.

Ca dao có câu: “Một ngày dựa mạn thuyền rồng/Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài”, cứ tưởng trở thành vợ vua là được sống trong tột đỉnh vinh quang, hạnh phúc nhưng với các phi tần của Khải Định, họ vẫn có những nỗi muộn phiền, buồn chán khó nói nên lời.

Giáo sư Lưu cho rằng, chỉ tính riêng địa cung, nơi đặt quan tài của Càn Lăng, có tới 800 tấn châu báu, của cải.

Lịch sử Trung Quốc có tới 231 vị hoàng đế, tuy nhiên, chỉ có một nữ hoàng, chấp chính như hoàng đế, đó là Võ Tắc Thiên. Vị nữ hoàng này gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên cùng chồng, là hoàng đế Đường Cao Tông được táng trong Càn Lăng, ở tỉnh Thiểm Tây, thuộc tây bắc Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên (624-705) tên thật là Võ Chiếu, vốn là tì thiếp của hoàng đế Đường Thái Tông. Đường Thái Tông qua đời, bà trở thành phi tần của Đường Cao Tông, tức con của Đường Thái Tông. Sủng ái vợ, vị vua này đã đưa bà lên làm hoàng hậu.
Lăng mộ Võ Tắc Thiên .

Chồng qua đời, bà nắm quyền bính. Tuy đương thời chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước Trung Hoa thịnh trị trong suốt 16 năm cầm quyền của bà.

Càn Lăng hiện là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn. Càn Lăng nằm ở núi Lương Sơn. Nhìn từ xa, lăng mộ khổng lồ gồm dải núi như người đàn bà nằm ngủ.

Càn Lăng được xây dựng suốt 30 năm, bắt đầu từ năm 638. Đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Điều đáng chú ý là 61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém.

Hiện chưa có sự lý giải cho việc này. Nhiều khả năng do thế hệ sau phá hủy những tượng đá này. Còn nguyên nhân vì sao lại chỉ chặt đầu thì chưa rõ. Gây tranh cãi nhất là tấm bia khổng lồ, cao tới 7,5m, nặng gần 100 tấn, không có chữ nào, gọi là vô tự. Trong khi ở phía tây, tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông thì có những dòng chữ chói vàng óng ánh ca ngợi công đức.

Bia mộ Võ Tắc Thiên chỉ có 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường. Trên con đường khắc một con tuấn mã và một con sư tử.

Có nhiều lý giải cho hiện tượng này. Một trường phái cho rằng, công đức của bà lớn quá, không thể dùng lời tả được. Trường phái khác nêu rằng, đó là ý tưởng của bà, để đời sau tự đánh giá.


Tấm bia mộ khổng lồ không có chữ .




Cũng lại có ý kiến khẳng định, khi bà chết đi, đã không thống nhất được việc khắc bia tự, bởi có nhiều tranh cãi về công và tội. Chính vì thế, quần thần đã để bia trơn.

Theo lẽ thường, sợ đời sau phá mộ, hoặc trộm cắp, nên các vua chúa thường đặt mộ ở nơi kín đáo. Những ngôi mộ lộ thiên đều đã bị trộm xâm phạm. Tuy nhiên, 1.300 năm qua, Càn Lăng vẫn vững chãi, thách đố bọn trộm.

Tháng 7/1971, phi thuyền Apollo của Mỹ khi bay vào quỹ đạo mặt trăng đã chụp được những đốm đen ở cao nguyên Vị Bắc. Có tới 20 điểm mà vệ tinh Mỹ chụp được, nghi vấn là cơ sở bí mật sản xuất bom nguyên tử.

Tuy nhiên, năm 1981, khi thực địa, các nhà khoa học mới xác định đó là những ngôi mộ thời Hán – Đường. Đốm đen rõ nhất chính là Càn Lăng. Việc những ngôi mộ thể hiện đốm đen đã đặt ra nghi vấn, rằng trong những ngôi mộ này có rất nhiều châu báu, hoặc chứa đầy thủy ngân.

Năm 1060, người dân đã đào bới, xâm nhập vào một đoạn đường hầm dẫn vào lăng mộ.

Các phiến đá được kết dính với nhau bằng cách thức vô cùng kỳ lạ, thách đố các nhà khoa học, vật lý, kiến trúc đương thời. Qua phân tích, thì thấy thứ kết dính các khối đá khổng lồ là… thép nung chảy. Thứ vật liệu kết dính kỳ lạ này khiến công trình cực kỳ bền vững, thách thức thời gian.

Người có kiến thức vật lý thông thường cũng biết rằng, dung dịch thép nung chảy ở nhiệt độ 1000 độ C, tiếp xúc với đá, sẽ khiến đá nứt vỡ, chứ không thể kết dính được.

Vì Càn Lăng chưa được khai quật, nên có vô số đồn đoán về nó. Nhà văn hóa Quách Mạt Nhược tin rằng, chắc chắn trong lăng mộ sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa. Theo ông, không chừng sẽ tìm được 100 quyển Thùy Củng Tập và 10 cuốn Kim Luân Tập đã thất lạc của Võ Tắc Thiên, chỉ nghe tên, chưa ai được thấy.


Cổng vào lăng mộ .




Theo sử sách, Đường Cao Tông là người rất yêu thích hội họa. Trước khi chết, ông yêu cầu đưa tất cả những bức họa ông thích vào Càn Lăng. Như vậy, có thể có một kho hội họa khổng lồ trong mộ.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số 20 lăng mộ Hán – Đường ở đây, thì duy nhất Càn Lăng chưa bị đột nhập, vì nó quá kiên cố.

Sử sách chép rõ, lăng mộ được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đất đá. Lăng có 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành trong dài 5km. Lăng mộ có tới 387 phòng lộng lẫy, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung.

Vòng thành ngoài dài tới 80km. Xét về mức độ vĩ đại, những kim tự tháp ở Ai Cập có lẽ cũng khó có thể so sánh với Càn Lăng.

Lăng chính có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường.

Con đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m, lát đá xanh khổng lồ. Cửa vào chốt sắt khóa cố định. Khe hở được trám bằng sắt nung chảy, nên trộm không thể công phá được.

Có vô số lời đồn liên quan đến lăng mộ này. Người ta tin rằng, hễ động đến lăng mộ là giông bão nổi lên, sét đánh dữ dội. Sử sách ghi lại vô số lần xâm phạm lăng mộ đều chết bất đắc kỳ tử.


Những bức tượng bị chặt đầu .




Lịch sử thống kê được tới 17 lần ngôi mộ bị xâm phạm với quy mô lớn, còn những vụ đào trộm quy mô nhỏ thì thời nào cũng có.

Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào khởi nghĩa, đã huy động tới 40 vạn dân binh đào bới, hy vọng lấy được của cải nhưng không thành công, để lại những hố sâu tới 40 mét vào lòng núi.

Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một vị quan lớn, đã huy động binh sĩ đào hơn 10 lăng mộ nhà Đường, thu được cả núi châu báu, giàu có không kể xiết.

Có được nhiều cháu báu, ông ta huy động tới 2 vạn người quyết tâm khai quật Càn Lăng. Tuy nhiên, quá trình đào bới rất nhọc công, nhiều người chết, bệnh, mưa gió vần vũ, sét đánh suốt ngày, nên phải dừng lại.

Thời Quốc dân đảng, tướng Tôn Liên Trọng đã huy động một binh đoàn với thuốc nổ, phá 3 tầng nham thạch vào trong núi, song vẫn không thành công.

Điều gây tò mò nhất là trong lăng Càn Long sẽ có bao nhiêu của cải? Giáo sư Lưu Hậu Tân cho rằng, trong lăng Càn Long, số lượng của cải nhiều… không kể xiết.

Triều Đường phát triển cực thịnh, các đấng quân vương sinh hoạt thoải mái, xa xỉ hơn đời Tần, Hán rất nhiều. Vì thế, trong các lăng mộ hoàng đế, số của cải táng theo cũng nhiều hơn, quý hơn.






Giáo sư Lưu cho rằng, chỉ tính riêng địa cung, nơi đặt quan tài của Càn Lăng, có thể tích 5.000 mét khối, thì phải có tới 800 tấn châu báu, của cải.

Vì Càn Lăng khổng lồ hiển hiện trước mắt, thu hút hàng triệu khách tham quan, lại chưa bị khai quật, nên Càn Lăng được coi là lăng mộ bí ẩn nhất Trung Hoa cho đến hiện tại.

Là con gái của Ngụy vương Tào Tháo, các nàng công chúa cũng không hạnh phúc hơn ai. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực của mình, Tào Tháo đã dùng con gái mình thành “lễ vật”.


Những cô gái có phụ thân là vương thất là một hạnh phúc những cũng là một bi kịch. Những nàng công chúa của Tào Tháo đều là người có tài sắc và cá tính riêng. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực, Tào Tháo đã biến con gái mình thành “lễ vật” để kết thân với hoàng thượng.
Ảnh minh họa chân dung Tào Hoa


Năm thứ 18 Kiến An tức năm 213, Tào Tháo đã gả trưởng nữ Tào Hiến, Tào Tiết và Tào Hoa vào cung phong làm phu nhân hầu hạ Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Đến năm 214, Tào Hiến được phong làm quý nhân nhưng bất hạnh không có con.
Ảnh minh họa chân dung Tào Hiến.


Sau khi Tào Hiến qua đời được hợp táng cùng với Hán Hiến Đế và được truy phong làm Hiếu Hiến Tào hoàng hậu. Tào Hoa cũng trở thành phi tần trong cung của Hán Hiến Đế. Nàng thứ hai Tào Tiết được phong làm hoàng hậu. Hán Hiến Đế vốn đã có vị hoàng hậu tên là Phục Thọ. Phục Thọ vì bất mãn với Tào Tháo nên đã viết thư mật báo cho cha mình là Phục Hoàn không ngờ bị phát hiện. Tào Tháo đã ép Hán Hiến Đế phế Phục Thọ và lập Tào Tiết làm hoàng hậu.
Ảnh minh họa chân dung Phục Thọ hoàng hậu.


Chính vì thế, tuy là hoàng đế bù nhìn nhưng vì chuyện này mà Hán Hiến Đế Lưu Hiệp rất ghét Tào hoàng hậu. Tào Tháo cũng chả để ý đến điều đó. Mục đích đã đạt được, con gái đã gả cho Lưu Hiệp thì giờ là người nhà họ Lưu, chết cũng là ma nhà họ Lưu.
Ảnh minh họa chân dung Tào Tiết hoàng hậu.


Cuộc đời Tào hoàng hậu chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc thật sự. Khi Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi, bắt em gái là Tào hoàng hậu phải đưa ngọc ấn, nhưng nàng không chịu nên đã đập vỡ ngọc ấn.

Sau khi Hán Hiến Đế bị phế thành Sơn Dương Cung, Tào Tiết đã trở thành Sơn Dương phu nhân và cùng chồng sống nốt mấy năm cuối cùng. Cũng vì Tào Tiết không hợp tác với anh trai nên nàng và Tào Phi xung khắc với nhau vì thế cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, thê thảm.

Nhưng cũng còn vớt vát chút thể diện cuối cùng, khi Tào Tiết qua đời, Tào Phi vẫn lấy thân phận và lễ nghi của Hán triều hoàng hậu để tổ chức tang lễ cho em gái và cho hợp táng cùng với Hán Hiến Đế.

Cả đời Tào Tiết chả bao giờ được sống vui vẻ. Còn sống thì bị chồng ghẻ lạnh, căm ghét. Huynh trưởng cũng không ủng hộ vì nàng đã không chịu hợp táp. Người đời thì chửi nàng là gian tế của Tào Tháo. Một tài nữ cành vàng lá ngọc mà phải sống đầy bi thảm.

Trong lịch sử Trung Hoa, chuyện đào lăng mộ nhằm mục đích trả thù và vơ vét đồ tùy táng quý giá không phải là hiếm, thậm chí trở thành cơn sốt vào đời Hán. 


Những nhân vật có tiếng như Ngũ Tử Tư, Hạng Vũ, Tào Tháo, Hoàng Sào… đều từng thực hiện việc "táng tận thiên lý" này. Trong thời kỳ hiện đại, nổi tiếng nhất là vụ đào lăng mộ Từ Hy thái hậu với quy mô chưa từng có, do tướng quân phiệt Tôn Điện Anh cầm đầu.

Tôn Điện Anh là ai?

Tôn Điện Anh sinh năm 1889, tại Tôn Gia Trang (huyện Vĩnh Thành, Hà Nam). Tên thật là Khôi Nguyên, nhũ danh là Kim Quý, thường gọi là Tôn Lão Điện, do mặt bị rỗ nên có biệt danh là "Tôn Ma tử". 

Từ nhỏ, Tôn đã lăn lộn giang hồ, tính gan góc, máu mê đỏ đen, thường xuyên ra vào các sòng bạc, nhờ giỏi các ngón nghề cờ bạc bịp mà quen biết rộng rãi với nhiều tay có máu mặt.

Tôn gia nhập và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của Miếu Đạo hội - một hội tôn giáo được thành lập từ cuối thời nhà Thanh ở vùng Dự Tây, nhưng bên trong là vận chuyển, buôn bán thuốc phiện.

Tôn Điện Anh tung hoành ở Lạc Dương đến năm 1922 thì bị Tổng Tư lệnh quân Trực Lệ là Ngô Bội Phu truy bắt vì tội buôn bán thuốc phiện, phải chạy trốn lên Thiểm Tây. 

Nhờ các mối quan hệ cũ, Tôn được Quân đoàn trưởng Lục quân số 1 ở Hà Nam là Đinh Hương Linh che chở và cất nhắc lên làm phó quan. 

Tôn kêu gọi giáo đồ Miếu Đạo hội về tòng quân dưới trướng mình, dần dần trở nên rất có thế lực trong giới quân phiệt, quy thuộc Tưởng Giới Thạch.

Năm 1928 là năm các tướng quân phiệt hỗn chiến dữ dội, dân chúng đói khổ, quốc khố sạch không. Quan binh bộ tướng của Tôn Điện Anh lại là lính tạp, vốn không thuộc quân chính quy của Quốc dân đảng nên Tưởng Giới Thạch không coi trọng, quân lương bị thiếu triền miên, có đến nửa năm không có lương ăn. 

Vì thế lòng quân rối loạn, thường xảy ra nhiều chuyện bất bình. Tôn Điện Anh lo sợ nếu kéo dài tình thế này thì quân tan rã hết, còn mình cũng khó giữ được tính mạng trong buổi chiến loạn.

Trong lúc tình thế nguy cấp, Tôn Điện Anh như bừng tỉnh khi sực nhớ đến loại "thuốc giải" mà các tiền bối nổi tiếng như Tào Tháo, Hoàng Sào… đã làm: đào lăng mộ tìm châu báu. Vừa hay là quân của Tôn đang chiếm đóng ở huyện Tuân Hóa, kề cận Thanh Đông lăng.

Hoàng lăng - nghĩa trang hoàng gia triều Thanh có 5 nơi, ba nơi ở tỉnh Liêu Ninh, hai nơi ở tỉnh Hà Bắc, nổi tiếng nhất là Thanh Đông lăng ở núi Mã Lan, huyện Tuân Hóa, Hà Bắc (ngoài ra còn có Tây lăng ở huyện Dịch). 

Nơi đây chiều dài nam bắc là 125km, đông sang tây rộng 20km, chiếm diện tích 2.500km², địa thế có quần sơn bao bọc, phong cảnh tươi tốt, đúng là "phong thủy bảo địa".

Kể từ năm 1663 an táng Hoàng đế Thuận Trị đến năm 1935 an táng hoàng quý phi cuối cùng của Vua Đồng Trị, qua 272 năm, Đông lăng là nơi yên nghỉ ngàn đời của 5 hoàng đế: Hiếu lăng của Vua Thuận Trị, Cảnh lăng của Khang Hy, Dụ lăng của Càn Long, Định lăng của Hàm Phong; 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử, 2 công chúa, tổng cộng có 161 người.

Thanh Đông lăng trước đó luôn thiết lập hệ thống quan binh đồn trú bảo vệ, có cơ cấu của Tôn nhân phủ, Lễ công bộ thường trực xử lý các công việc trong lăng tẩm. 

Nhưng từ năm 1914, Bộ Nội vụ giao việc bảo quản lăng tẩm cho tôn thất nhà Thanh quản lý, nhân viên giữ lăng không còn lương bổng nên bỏ việc, chuyển sang khai khẩn đất rừng quanh lăng làm sinh kế. Từ đó về sau, rừng và đất Đông lăng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng.

Sau khi Đông lăng nằm trong sự quản lý của nhóm quân phiệt Bắc Dương thì những đền đài lộ thiên trong Đông lăng luôn bị trộm viếng, gỡ hết các chữ bằng đồng, biển sơn son thếp vàng… Năm 1927, lăng của Huệ Phi bị đào trộm, đồ tuẫn táng bị lấy sạch còn thi thể bị lôi ra ngoài quan tài.

Sau khi đã quyết, Tôn Điện Anh đến gặp thượng cấp là Từ Nguyên Tuyền, Tổng chỉ huy Quân đoàn, trình bày những khó khăn về quân lương, sau đó thầm thì rằng "trong đám thuộc hạ có kẻ đề nghị nên khai quật hoàng lăng để lấy chi phí nuôi quân, sắm vũ khí".

Từ Nguyên Tuyền lúc đầu kinh ngạc vì thông tin động trời này, nhưng cũng vốn xuất thân là tay cờ bạc, biết cơ hội phát tài đã đến nên y cứ ậm ừ, không nói cho phép cũng chẳng phản đối. 

Tôn Điện Anh biết tỏng ý "sếp" đã đồng ý nên lập tức triển khai trận thế, ngụy trang bằng cách "diễn tập quân sự" để khai quật Đông lăng.
 
Địa cung vào lăng mộ Từ Hy thái hậu.Dùng thuốc nổ phá lăng

Trong Đông lăng thì lăng của Càn Long và Từ Hy là hoành tráng nhất. Lăng Càn Long bắt đầu xây dựng từ năm 1743, qua 30 năm mới hoàn công, hao phí đến 1,8 triệu lượng bạc trắng.

Lăng của Từ Hy Thái hậu qua 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. 

Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Những rường cột trong đại điện đều làm bằng loại gỗ thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. 

Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, giá có thể nói là "tấc gỗ, tấc vàng". Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng.

Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Phù điêu trên Hán bạch ngọc trong điện Long Ân đều theo đồ hình "Long truy phụng" - phụng hoàng bay trước, rồng đuổi theo sau, 

76 trụ trong điện đều chạm hình "Nhất phụng áp song long" - hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này.

Ngày 4/7/1928, thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Đàm Ôn Giang và Hàn Đại Bảo đưa công binh đến khai quật lăng mộ của Từ Hy Thái hậu, được gọi là Phổ Đà Dụ Định Đông lăng.

Nhưng đoàn công binh chia nhau đi đào bới các chỗ suốt 2 ngày 2 đêm vẫn không tìm thấy cửa dẫn xuống địa cung. Tôn Điện Anh nóng ruột cho đi bắt 6 người vốn từng là kỳ binh coi sóc Đông lăng đến hỏi, nhưng họ đều nói không biết cửa lăng. 

Tôn tức giận cho tra khảo đến chết 2 người. Sau cùng mới có thông tin là có 1 người thợ đá họ Khương ở cách đó 10 km từng tham gia xây lăng an táng Từ Hy, Tôn Điện Anh lập tức cho quân đến mời. 

Lúc đầu ông Khương không dám nói vì đó là trọng tội, nhưng Tôn Điện Anh làm áp lực, nếu không chỉ ra sẽ giết chết đứa con trai độc đinh nên ông Khương đành tuân lệnh.

Cửa vào lăng được tìm ra, nhưng cửa được bít bằng nhiều tầng đá hoa cương rất lớn. Giữa các tảng đá được quét chất kết dính bằng hỗn hợp vôi - gạo nếp - dầu cây đồng nên cực kỳ kín kẽ, còn khó đục hơn đá núi tự nhiên. Công binh sử dụng nước axít tưới vào nhưng vẫn vô hiệu.

Nửa đêm hôm ấy, thấy binh lính mồ hôi đổ ròng ròng mà cửa lăng vẫn "trơ như đá, vững như đồng", Tôn Điện Anh điên tiết quát lớn: "Mau đem thuốc nổ tới đây!". Lần đầu tiên trong lịch sử, thuốc nổ được sử dụng công khai để phá lăng mộ.

"Ầm, ầm", sau những tiếng nổ kinh thiên động địa, cửa đá bít lăng mộ Từ Hy vỡ toác sau 20 năm phong kín. Lẫn trong cát đá là những luồng khí lạnh từ trong mộ thoát ra rợn người.

Những toán lính đã được chuẩn bị sẵn sàng lập tức xông vào địa cung. Phía ngoài cửa mộ, Tôn Điện Anh đã cho một toán vệ binh canh gác chặt chẽ, kẻ nào dám vào trộm châu báu trốn ra sẽ bị bắn chết.
Quan tài Từ Hy thái hậu bị phá nát.Sạch sành sanh vét…

Sau khi dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong "giếng phong thủy", binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa nạy tung quan tài Từ Hy ra và hốt sạch sẽ số châu báu lót bên trong. 

Trong "Thế Tải Đường tạp ức" của một sĩ quan tham gia vụ phá mộ này thì: "Lúc ấy, nắp quan tài mở ra, ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. 

Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diện mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc (?)… Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột phụng bào, lấy sạch châu báu trên đó…".

Tương truyền, khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. 

Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.

Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Nghe nói sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu "lấp chỗ trống" này đã đáng giá 2,23 triệu lượng bạc trắng.

Thi hài của Từ Hy bị lôi ra ngoài, bị cậy miệng để lấy hạt minh châu đang ngậm. Do hầm tối, chỉ sử dụng đèn pin, có 3 sĩ quan do tranh giành báu vật đã bị bắn chết.

Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi thông điện đến chính quyền Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. 

Tướng Diêm Tích Sơn ra lệnh cho Chủ tịch tỉnh Hà Bắc là Thương Chấn tra xét thật nghiêm vụ này, Tưởng Giới Thạch cũng ban mệnh lệnh "những kẻ liên quan phải truy bắt tới cùng, ra sức điều tra, không được buông lỏng". Thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Sư đoàn trưởng Đàm Ôn Giang đóng quân ở Bắc Bình bị bắt...

Tôn Điện Anh thấy thế nguy nên tìm đủ cách để chạy tội. Nhờ sự giúp đỡ của Từ Nguyên Tuyền tạo mối quan hệ để thông "cửa ải" Đệ nhất phu nhân Tống Mỹ Linh, Tôn Điện Anh lập tức đưa đến dâng tặng rất nhiều báu vật, trong đó có chiếc mũ phụng hoàng gắn trân châu của Từ Hy Thái hậu trên đó có viên ngọc trân châu cực lớn.

Về sau, thời hai đảng hợp nhất chống Nhật, Tống Mỹ Linh sang thăm Mỹ lấy viên trân châu này gắn trên... giày khiến Tổng thống Nhà Trắng và quan viên đều kinh ngạc.

Đồng thời, Tôn Điện Anh tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm và rất nhiều đồ giải trí, thư họa quý báu (được biết Tưởng Giới Thạch đã cho tìm những chuyên gia đồ cổ nổi tiếng giám định những thứ này rồi mới thu nhận). 

Tôn Điện Anh còn tặng Tống Tử Văn gối ngọc phỉ thúy hình quả dưa, tặng cho Khổng Tường Hy viên bảo thạch trên hài của Từ Hy Thái hậu. 

Các quan chức cao cấp như Diêm Tích Sơn, Từ Nguyên Tuyền cũng đều được hối lộ hậu hỹ. Kết quả là Tôn Điện Anh bình an vô sự cho đến khi bị Quân đội nhân dân Trung Quốc bắt giữ và chết năm 1946.

Cuộc đời của nhà văn nguyên lý “tảng băng trôi”, người cho ra đời những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ cũng có những góc khuất mà ít người biết đến.
Nhà văn Hemingway dường như từng say rượu, sống và ngủ chung với một con gấu.

Cựu phóng viên của tờ New York Times là Lillian Ross có một bài báo viết về Hemingway xuất bản vào năm 1950. Theo đó, trong một phần của câu chuyện mà tác giả nói cùng Hemingway ở một quán bar, có nói về những gấu tại vườn thú Bronx. Ross đã tìm ra được nguyên nhân vì sao nhà văn có thể thân thiết với các loài động vật, cô viết: “ Ở Montana, Hemingway đã sống với một con gấu, cả hai cùng ngủ, cùng uống rượu say với nhau, và họ là những người bạn thân”.



Trong cuốn “A Moveable Feast” (Hội hè miên man) của Hemingway (cuốn sách là hồi ức của ông về những năm tháng tận hưởng cái không khí và phong thái của Paris, kinh đô nước Pháp trong những năm 1920) - có câu chuyện"nhạy cảm" 
liên quan tới tác giả của “Great Gatsby”, F. Scott Fitzgerald.



Hemingway từng nói rằng ông không nghĩ ra được cách nào tiêu tiền nhanh hơn là tiền dành mua sâm-panh.

Theo thông tin từ một bài báo của tờ New York Times xuất bản năm 1950, Hemingway cảm thấy thất vọng với nhóm bạn mà mình cùng dùng bữa khi họ nói rằng có thể rời khỏi bàn ăn ngay cả khi sâm-panh chưa uống hết.

“Nửa chai sâm-panh là kẻ thù của một người đàn ông, Hemingway nói. Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống bàn một lần nữa”, bài báo của New York Times viết.Sau đó, câu nói bất hủ của Hemingway dần trở nên phổ biến: “Nếu tôi có tiền, tôi nghĩ cách tiêu tiền tốn kém nhất chính là dành cho sâm-panh”.





Tổ chức tình báo KGB đã bí mật tuyển Hemingway làm gián điệp của họ, và ông đã đồng ý.

Theo một bài báo xuất bản năm 2009 trên tờ The Guardian, Hemingway đã tham gia tổ chức tình báo KGB với mật danh là “Argo”. Bài báo viết về cuốn sách "Spies: The Rise and Fall of the KGB in America" ("Các điệp viên: Những thăng trầm của KGB ở Mỹ") do nhà xuất bản của Trường Đại học Tổng hợp Yale vừa xuất bản, trong đó, Hemingway đã được liệt kê như là một gián điệp của KGB tại Mỹ.

Theo các tài liệu nói trong cuốn sách, Hemingway đã được KGB tuyển mộ vào năm 1941. Tài liệu lưu trữ của KGB còn giữ lại những ghi chép về việc Hemingway "đã không chỉ một lần bộc lộ ước muốn và sự sẵn sàng giúp đỡ chúng ta" khi gặp các điệp viên KGB ở La Habana (Cuba) và London (Anh)...

Tuy nhiên, nhà văn đã không được giao bất cứ một nhiệm vụ thực tế nào và ông cũng chưa kịp cung cấp cho KGB bất cứ một thông tin chính trị nào. Chính vì thế nên quan hệ giữa KGB với Hemingway đã bị chấm dứt vào cuối những năm 40 của thế kỷ trước.




Những năm cuối đời, Hemingway phải chịu sự giám sát của FBI.

Những tập tài liệu mật từng được tiết lộ cho thấy có nhiều điều bí ẩn trong mối quan hệ giữa nhà văn với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Năm 1960, Hemingway phải vào điều trị chứng rối loạn thần kinh tại Viện điều dưỡng “Los Hermanos Mayo” theo lời khuyên của một bác sĩ tâm thần người Mỹ. Trước đó, bạn bè cũng khuyên ông nên tìm gặp một bác sĩ thần kinh, do thường xuyên thấy Hemingway than vãn là bọn “feds” (đặc vụ FBI) đang theo dõi ông.Những tài liệu được tiết lộ vào năm 1984 đã xác nhận thực tế Hemingway đã bị các nhân viên đặc vụ của FBI theo dõi và giám sát trong một thời gian dài theo lệnh của Edgar Hoover, người nhiều năm trước đó từng liệt Hemingway vào loại “Kẻ thù số 1”.




Hemingway cảm thấy những ai không đấu tranh "sẽ rất nguy hiểm".

Trong bài báo trên tờ New York Times xuất bản năm 1950, nhà báo Ross đã viết về những điều Hemingway chia sẻ về chuyện đấu tranh lẫn nhau.

“Hemingway đưa cái nhìn trách móc về phía tôi và nói: “Này, con gái, có thể bạn đã học được rằng đấu tranh là điều tồi tệ. Nhưng tất cả chúng ta sẽ cần một cuộc đấu tranh tốt. Nếu không đấu tranh, bạn sẽ không thể phát triển và điều đó rất nguy hiểm”. (Lược dịch)



Theo Hemingway, mí mắt của ông rất mỏng, khiến ông luôn bị thức giấc lúc rạng đông.

Nhà văn giải thích, ông luôn thức dậy lúc rạng sáng bởi vì mí mắt của mình quá mỏng và đôi mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng.

Hemingway nói trên một bài báo: "Tôi đã nhìn thấy tất cả cảnh bình minh từng diễn ra trong cuộc đời tôi, và nó đã kéo dài suốt 50 năm”. Hemingway cho biết khi ông thức dậy vào buổi sáng, tâm trí của ông bắt đầu bắt đầu với những câu văn và ông có thể viết chúng ra.



Đoạn kết của cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms” (Giã từ vũ khí) đã được viết lại 39 lần.

Hemingway đã viết lại đoạn kết một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông tới tận 39 lần.

Hemingway đã trả lời phỏng vấn rằng: " Tôi đã viết lại kết của A Farewell to Arms, trang cuối cùng của nó, 39 lần trước khi tôi hài lòng”.

Vì một lý do nào đó, những con người này đã bị mọi người ruồng bỏ và xóa tên mãi mãi trong lịch sử
1. Vụ “xóa sổ” ở Slovenia
Khi Slovenia tuyên bố độc lập vào năm 1991,nhiều người di cư đã dọn đến đây sống. Vào năm 1992 thì nhà nướcSlovenia gặp rắc rối về việc bùng nổ dân số nên đã quyết định “xóa sổ” 25000 công dân nước này khỏi bảng danh sách đăng kí nhân dân quyền. Điều này có nghĩa là 25000 người đã hoàn toàn bị tước đi quyền công dân, quyền tự do và ngay cả sự tồn tại của mình trên thế giới.
Và chỉ trong một đêm, 25000 người đó đã từ những công dân hợp pháp của Slovenia thành những người nhập cư trái phép và một cuộc đấu tranh giành lại quyền công dân đã nổ ra và kéo dài suốt 20 năm. Và sau 20 năm dài thì cuối cùng thì công lí cũng thuộc về họ, ngoài ra tòa án Nhân Quyền Châu Âu còn đề nghị chính phủ Slovenia tăng gấp đôi số tiền bồi thường cho 25000 người dân
2. Nữ Hoàng Hatshepsut
Nữ Hoàng Hatshepsut là một người chuộng hòa bình và yêu thương dân chúng. Nữ hoàng đã dẫn dắt Ai Cập vào một kỉ nguyên phồn thịnh suốt 20 năm sau khi chồng của bà, Thutmose I mất. Thutmose III, người kế vị và là cháu trai của bà nhận ngôi. Đến khi Nữ Hoàng Hatshepsut mất, không rõ là vì tư thù hay vì lí do gì mà Thutmose III đã cho xóa hết tất cả những ghi chép lịch sử liên quan đến bà, ngay cả những bức tượng trong kinh thành mang hình củaHatshepsut cũng bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn lại một số rất ít.
Những nhân vật bị xóa sổ khỏi lịch sử nhân loại
3. Akhenaten
Ảnh hưởng của Akhenaten đến Ai Cập vô cùng to lớn, nhưng lại không duy trì được lâu. Ông là người mang tư tưởng độc thần và ông muốn loại bỏ sự đa tôn giáo trong cộng đồng người Ai Cập thời bấy giờ.
Sau khi lên ngôi, ông ra lệnh tiêu hủy tất cả các tượng thờ những vị thần trong phòng của cha mình. Akhenaten trị vìAi Cập cùng với vợ là bà Nefertiti, ông đã lập ra một thủ đô mới cho đất nước. Sau khi ông mất, con trai của ông làTutankhamun lệnh cho người tạc lại toàn bộ và khôi phục tất cả những tượng thờ các vị thần mà Akhenaten đã cho phá hủy trước đây. Đồng thời Tutankhamun cũng cho xóa bỏ toàn bộ dấu tích và ghi chép về cha mình khỏi lịch sử của đất nước.
4. Altani Khan
Cái tên Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) luôn dấy lên hình ảnh trong mọi người với sự hung bạo và ham mê chiến tranh. Cái tên Altani Khan nghe khá bình thường với người hiện đại thậm chí họ còn không biết đây là ai. Ngày xưa,Thành Cát Tư Hãn có 3 cô con gái được nhiều người kính nể và khiếp sợ. Chính bản thân ông cũng vô cùng ấn tượng về võ công, tài trí và chiến lược của các cô con gái đến mức đã ban cho các cô những vị trí cao trong hàng ngũ quân đội.
Người giỏi nhất có lẽ là cô chị hai Altani Khan. 3 chị em thậm chí còn góp phần vực dậy vương quốc khỏi sự sụp đổ sau khi cha mình mất. Nhưng vì một lí do nào đó tên tuổi của cả 3 chị em đều bị thất lạc trong quá khứ và không có chút ghi chép chi tiết nào còn lại đến ngày nay. Có thể do việc trọng nam kinh nữ vẫn còn diễn ra vào thời đấy.
Những nhân vật bị xóa sổ khỏi lịch sử nhân loại

Máy nghe trộm khổng lồ, binh sĩ đồng tính, lính Italy đóng băng là 3 trong số những ảnh khó tin về quân đội và công nghệ ở cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20.
Nhập mô tả cho sảnh
Trước khi radar ra đời, những binh lính trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất phải sử dụng thiết bị nghe trộm khổng lồ để xác định hướng di chuyển của máy bay đối phương. Thiết bị bao gồm loa khuếch đại âm thanh và tai nghe.
Nhập mô tả cho ảsnh
Mảnh bom với chiều dài 4 cm găm vào cuốn kinh thánh của Kurt Geiler, một lính bộ binh thuộc quân đội Đức.
Nhập mô tả cho ảsnh
18.000 binh sĩ xếp thành hình tượng Nữ thần Tự do. Chỉ riêng ngọn đuốc với chiều dài 0,8 km cần đến 12.000 người. Chính phủ Mỹ in ảnh trên trái phiếu chiến tranh.
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Thế chiến I, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nhìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. PTSD gây ra những chấn thương trong não, dẫn đến các triệu chứng tương tự như chấn thương não (TBI) mà các cựu binh mắc phải sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ.
Nhập mô tả cho ảssnh
Một binh sĩ Áo - Hung với đôi mắt ấn tượng.
Nhập mô tả cho ảnsh
Xác binh sĩ Italy trong băng trên dãy Alps trong cuộc chiến với quân Áo.                                                                      
Nhập mô tả cho ảnsh
Động tác thân mật của hai binh sĩ đồng tính trong Thế chiến I.                                                            
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hai phe Hiệp Ước và Liên Minh sử dụng động vật để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cũng như truyền tin. Bồ câu tỏ ra rất phù hợp cho những nhiệm vụ như vậy.
Nhập mô tả cho ảsnh
Một nữ công nhân khai thác gỗ. Trong Thế chiến I, những người phụ nữ làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Họ đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Hiệp Ước.
Nhập mô tả cho ảnsh
Năm 1916, một nhiếp ảnh gia đã chụp cảnh bé gái dũng cảm đứng cạnh quả bom nổ chậm. Ngày nay, người ta vẫn thấy vật liệu nổ sót lại từ hai cuộc chiến tranh thế giới ở châu Âu.
Nhập mô tả cho sảnh
Bức ảnh tuyên truyền cho thấy hình ảnh "người lính lý tưởng" theo cảm nhận của người dân nước Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.